Tham luận chuyên đề Hội thảo cụm Cần Đước- Long Cang (Tháng 2/2020)
THAM LUẬN TRƯỜNG THPT CẦN ĐƯỚC CÁCH DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐẠT HIỆU QUẢ I. Việc phát hiện học sinh giỏi:
1. Lực lượng quan trọng là nhân sự của đội HSG nên các trường đặc biệt quan tâm tuyển chọn
2. Có sự quan tâm của lãnh đạo mới có thể hoàn thành: vì những HSG Văn thường giỏi khá đều các môn, sẽ có trường hợp học sinh giỏi được thầy cô đề nghị vào nhiều đội tuyển
3. Không ép buộc học sinh, chỉ nói chuyện tình cảm, phân tích lợi ích của học sinh, đặc biệt rèn kĩ năng giao tiếp, một trong 5 kĩ năng cần có trong cách mạng công nghiệp 4.0
4. Thầy cô có cách đọc bài để chọn HSG: Không thiên về kiến thức mà thiên về hành văn và cách xử lí vấn đề II. Kế hoạch bồi dưỡng: 1. Kế hoạch thời gian:
- Trong vài năm trở lại đây thì việc tổ chức thi học sinh giỏi có thay đổi kế hoạch thời gian.
+ Lần 1: Khoảng tháng 4.
+ Lần 2: Khoảng tháng 9 của năm học sau.
- Thí sinh dự thi: Lớp 10, lớp 11.
- Từ kế hoạch thời gian chung của Sở giáo dục, mỗi trường tổ bộ môn có kế hoạch thời gian riêng phù hợp với tình hình trường.
+ Thi Lần 1 vào khoảng tháng 4 thì vào đầu năm học mới phải có kế hoạch dạy bồi dưỡng từ đầu năm đến tháng 3.
+ Thi Lần 2 vào khoảng tháng 9 thì dạy bồi dưỡng trong hè và một ít thời gian đầu năm học mới. 2. Về Kế hoạch nhân sự:
- Thành lập tổ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, có phân công cụ thể.
-Thành lập đội học sinh giỏi, chú ý có sự kế thừa giữa các năm học III. Phát hiện và phát triển đội học sinh giỏi: 1.Có 2 nguồn để phát triển đội học sinh giỏi:
- Căn cứ vào những bài kiểm tra chất lượng đầu năm mỗi khối lớp, giáo viên các lớp chú ý phát hiện giọng văn, cách giải quyết đề bài. Chính những em học sinh chưa được bồi dưỡng này nhưng đã có khả năng chút ít thì chúng ta nên trân trọng, phát hiện và bồi dưỡng(kiến thức sẽ bổ sung sau).
- Căn cứ vào nguồn học sinh giỏi ở cấp II (Những em từng đi thi, đạt giải) 2. Làm công tác tư tưởng cho học sinh:
- Học Văn trong thời gian dài, học sinh phải có tình yêu văn chương. Thế nên giáo viên phải làm công tác tư tưởng, học sinh thuận tình, thuận ý sẽ đi học chăm chỉ.
- Trong quá trình dạy bồi dưỡng phải gần gũi tâm sự với các em, đặc biệt động viên khuyến khích tài năng học sinh.
- Phải làm cho HS từ số thời gian ít ỏi được thầy cô dạy ở các nhóm học, học sinh về nhà tự học thêm mới có kiến thức. IV. Phân chia lượng kiến thức truyền đạt:
1. Lý luận văn học và NLXH.
2. Văn 10.
3. Văn 11.
4. Văn 12.
5. Giải đề. V. Cụ thể hóa lượng kiến thức truyền đạt: 1. Về Nghị luận xã hội:
- Dạy theo kiểu đề, dạng đề nghị luận xã hội
- Cung cấp tư liệu dẫn chứng, khuyến khích học sinh tìm hiểu vấn đề xã hội đương thời, nhóm học sinh sẽ mua báo đọc chung trước khi làm đề. 2. Về Lí luận văn học:
- LLVH là kiến thức xuyên suốt và có tính ứng dụng vào đề nên sẽ học những kiến thức cơ bản về lí luận và ứng dụng vào đề cụ thể, cần phải cho học sinh viết bài cụ thể có phần lí luận văn học.
- Cung cấp cho học sinh một số khái niệm và giải quyết những đề thiên về lí luận cũng như những bài có vận dụng lí luận. 3. Chương trình Văn 10:Dạy theo chuyên đề:
- Chủ nghĩa yêu nước.
- Chủ nghĩa nhân đạo.
- Hình tượng người phụ nữ 4. Chương trình Văn 11:Dạy theo thể loại
- Thơ ca.
- Văn xuôi. 5. Chương trìnhVăn 12: Dạy theo thể loại 6. Dạy Đề tích hợp.
- Tích hợp giữa lí luận văn học và kiến thức tác phẩm
- Tích hợp giữa chương trình của các khối VI. Dạy mọi lúc, mọi nơi: 1.Điều kiện học tập của HS giỏi ở trường TH phổ thông khác với HS giỏi ở trường chuyên. Trường Chuyên giờ giấc học tập cố định còn những trường như trường THPT Cần Đước thì 90% HS luyện Toán – Lí – Hóa nên sắp xếp giờ học cho học sinh đội tuyển văn là rất khó. Nhất là 1 đội đi thi mà thuộc 2 khối lớp…..Thế nên lúc nào giao bài cho học sinh làm được, thu bài được, nhận xét được cho học sinh….. thì thầy cô cứ làm, không câu nệ thời gian, công sức. 2. Dạy phải có chốt lại những phần kiến thức ứng dụng vào đề.
Trong tổ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phải có giáo viên chịu trách nhiệm chốt đề sau khi các giáo viên khác bồi dưỡng kiến thức nền tảng. Đến giai đoạn này có thể tổ chức thi loại HS ở vòng thi thử cấp trường, chọn những học sinh biết xử lý đề bài, biết vận dụng kiến thức để làm bài. 3. Không đặt nặng tâm lí thắng thua.
Cuộc thi HSG là sân chơi để HS phát triển năng khiếu thì học sinh có đạt giải và không đạt giải là điều đương nhiên. Giáo viên bồi dưỡng không tạo bất cứ áp lực nào cho HS, chỉ nên quan tâm bồi dưỡng kiến thức, động viên tinh thần HS thoải mái khi đi thi. Không chê trách HS nếu không đạt được mức độ làm bài như mong muốn. VI. Kiến nghị với Sở Giáo dục về việc thi HSG: 1. Về thời gian tổ chức:
- Chỉ nên tổ chức thi một lần vào khoảng cuối học kỳ 2 của năm học, và công nhận HS đạt giải HSG cấp tỉnh.
- Chỉ chọn HS đạt giải nhì trở lên tham gia vòng 2, thi tuyển thi quốc gia và nên tổ chức ngay sau khi có kết quả thi vòng 1. 2. Hình thức tổ chức:
- Năm học 2018 - 2019 đã có sự thay đổi: Sở tổ chức thi HSG tại trường phổ thông mà các em học, đây là việc làm nên khuyến khích.
- Nên có một ban GV cho đề gồm GV trường chuyên và GV trường không chuyên thống nhất về phạm vi, mức độ, cấu trúc đề.
- Chấm thi HSG: Chúng ta có nên tiến tới chấm thi học sinh giỏi vòng Một cũng tổ chức ở trường THPT luân phiên, không nhất thiết tập trung ở Sở Giáo dục, và chấm thi là một dịp giao lưu, học hỏi nên thay đổi danh sách giáo viên chấm hàng năm….
- Có sự tổng kết kết quả, có hội nghị giữa các trường chuyên & trường THPT không chuyên để chia sẻ kinh nghiệm, cách bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả. Đặc biệt là vai trò các trường chuyên của Sở trong việc phổ biến những kiến thức cơ bản, những nền tảng cần thiết cho việc tổ chức và giảng dạy có kết quả cho đội học sinh giỏi.Kiến thức, học vấn nên chia sẻ thì kiến thức, học vấn sẽ được nhân lên.
Trên đây là tham luận về dạy bồi dưỡng HSG, cảm ơn Quí Thầy cô đã lắng nghe, mong được nghe sự đóng góp ý kiến từ Quí Thầy cô các trường trong Cụm, xin cảm ơn!
Cần Đước ngày Tháng năm 2020
Tổ trưởng: Phan Thị Thu Hồng