TRƯỜNG THPT CẦN ĐƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ SỬ - ĐỊA –GDCD Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÁNG 3
NĂM HỌC 2018 -2019
I. KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC THÁNG 2.
II. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THẢNG 3
1. CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
- Đăng kí thao giảng - dự giờ (dự giờ giáo viên đăng kí thi giáo viên giỏi cấp trường).
- Tổ viên báo cáo thực hiện chương trình giảng dạy.
- Lên lịch kiểm tra Hồ sơ chuyên môn.
- Cập nhật nhập điểm số vào VNPT.
- Tiếp tục Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường.
- Tổ chức thi HSG cấp trường môn Sử và môn Địa (ngày 17/3/2019).
- Thi giáo án tương tác cấp trường (Tổ Sử)
- Sinh hoạt chuyên đề môn Sử: “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”
2. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Động viên, khuyến khích học sinh tham gia các phong trào hoạt động của Đoàn, Trường.
- Đại hội PHHS lần 2 (17/3/2019).
- Giải quyết các vấn đề riêng của lớp.
3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ THÁNG 3
CHUYÊN ĐỀ : VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIX.
* Địa điểm: tại Trường THPT Cần Đước.
* Thành phần tham gia: Tổ Sử - Địa -GDCD
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Giup cho GV và học sinh khái quát toàn bộ thành tựu văn hóa của Việt Nam từ X-XIX trên các lĩnh vực: tư tưởng, tôn giáo, văn học, giáo dục, nghệ thuật...
- Hệ thống, so sánh, đánh giá các thành tựu văn hóa qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó giúp cho việc dạy và học sử của giáo viên và học sinh dễ dàng hơn.
2/ Tư tưởng:
- Tự hào về văn hóa, về đất nước, con người Việt Nam.
- Có ý thức bảo vệ và tiếp tục phát huy các thành tựu văn hóa của Việt Nam.
3/ Kĩ năng:
- Khát quát, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Lập bảng, so sánh, phân tích các sự kiện lịch sử, khả năng quan sát và miêu tả tranh ảnh.
II/ Phần chuẩn bị:
- Tài liệu về văn hóa Việt Nam.
- Tranh ảnh, lược đồ có liên quan.
- Các tư liệu tham khảo.
III/ Phần trình bày: Thầy Trí.
Nội dung:
- Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo.
- Những thành tựu về văn học.
- Những thành tựu về giáo dục.
- Những thành tựu về nghệ thuật, khoa học kỹ thuật.
IV. Một số vấn đề tổ thảo luận để giáo dục đạo đức học sinh trong tiết dạy.
1. Hiện tượng xuống cấp về đạo đức, tha hóa con người:
- Tình trạng một bộ phận không nhỏ học sinh, suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống.
- Hiện tượng tội phạm gia tăng: điều đáng sợ là tính chất dã man, đối tượng phạm tội vừa trẻ vừa có kiến thức...
2. Giáo dục-đào tạo
- Theo xu hướng hiện nay, con người phải không ngừng nâng cao kiến thức, tự tìm kiếm cơ hội nếu không sẽ khó kiếm được việc làm.
- Nhiều biểu hiện tiêu cực trong giáo dục-đào tạo: sự xuống cấp về đạo lý trong quan hệ thầy trò, bệnh thành tích....
3.Giáo viên giáo dục học sinh một số vấn đề thực tiễn
- Học tập và làm việc theo tư tưởng đạo đức HCM. Tăng cường tự học tự rèn.
- Tăng cường hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
- Tăng cường giáo dục đạo đức HS thông qua bài học...
V. Tổng hợp các ý kiến
Duyệt của BGH Người lập kế hoạch
Tổ trưởng
Huỳnh Thị Thu Tâm